Sự ra đời của
BIM đã mang lại sự thay đổi to lớn trong ngành công nghiệp xây dựng và thực hiện
các dự án lớn. Công nghệ mới này cũng sẽ mở ra một cơ hội tuyệt vời đối với BIM
Manager (nhà quản lý BIM) và tưởng tượng rằng họ cần phải giành thắng lợi
trong kinh doanh mới và thực hiện các dự án thành công, đem lại lợi
nhuận chung cho doanh nghiệp.
Để có được
những kết quả tối đa của BIM, các nhà quản lý BIM cần phải nhận thức tầm
quan trọng của họ như là các vị trí tiền vệ. Họ cần phải biết làm thế nào và
khi nào thì áp dụng quy trình làm việc BIM cho dự án khác nhau của
công ty.
Là một
thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu thực hiện BIM, BIM Manager đại
diện cho tính lịch sử và tương lai của công ty. BIM là một quá trình
trích xuất mô hình 3D trực quan, quản lý dự án, chi tiết chế tạo, quản lý
tòa nhà, bảng kê khối lượng và tạo lập các bản vẽ 2D từ mô hình
3D. Việc áp dụng hiệu quả công nghệ BIM phụ thuộc vào năng lực cốt
lõi và chuyên môn của BIM Manager.
Tại Việt
Nam, việc áp dụng công nghệ BIM vẫn còn chưa triệt để và chưa đem lại hiệu quả
tối đa cho các công ty xây dựng. Các nhà tư vấn, nhà thầu và các nhà quản lý sử
dụng BIM một cách rời rạc, thông tin công trình của mô hình BIM không được tận
dụng và kết quả là không thấy sự vượt trội so với quy trình làm việc truyền thống.
Cụ thể hơn, đối với một đơn vị tư vấn thiết kế, mô hình BIM được xây dựng không
đồng nhất, chưa có quy trình làm việc cụ thể, chưa có các bộ thư viện, bộ hướng
dẫn thực thi theo tiêu chuẩn. Các văn phòng thiết kế kiến trúc, kết cấu
và cơ điện gặp rất nhiều vấn đề trong việc phối kết hợp làm việc trên mô hình
BIM và mô hình này không được dùng để quản lý thiết kế từ văn phòng cho tới công
trường thực. Chính vì những khó khăn đó mà các đơn vị rất cần những người
quản lý BIM chuyên nghiệp (BIM Manager), để đưa ra các quy trình làm
việc, các kế hoạch thực hiện và áp dụng công nghệ BIM theo cách tối ưu nhất.
Vai trò và
trách nhiệm của một BIM Manager:
- Đưa ra các mục tiêu liên quan đến việc thực hiện BIM cho công ty
- Nghiên cứu về những ưu điểm của BIM đối với ngành công nghiệp xây dựng
- Hợp lý hóa và mở rộng quy trình làm việc (BIM workflows) cho công ty
- Đưa ra tài liệu thực thi BIM (BIM Implementation)
- Đào tạo và nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên làm BIM (BIM teams) cho công ty
- Áp đặt các kế hoạch thực thi BIM (BIM Execution Plan)
Kiểm soát mô hình BIM, điều phối mô hình BIM, sáng tạo nội dung, dựng mô hình BIM, sản xuất các bản vẽ, đó không phải là phần nhiệm vụ của BIM Manager, điều này vẫn khó để chấp nhận trong ngành xây dựng. Hiện nay, BIM Manager của nhiều công ty đang tham gia vào các quá trình cơ bản của việc dựng mô hình 3D và sản xuất bản vẽ, cho đến việc thực thi và lập kế hoạch BIM. Điều này cuối cùng đã làm tăng khối lượng công việc cho BIM Manager, dẫn đến việc giảm hiệu suất và như một thất bại của việc áp dụng BIM.
Hiện nay, BIM là một phần không thể thiếu đối với nhiều tổ chức xây dựng, BIM Manager với hiểu biết sâu sắc về yêu cầu của chủ đầu tư, đã đạt được những kết quả mong đợi. Nỗ lực của một nhà quản lý BIM có thể giúp tăng cường mối quan hệ của công ty với các chủ đầu tư và sẽ dẫn đến việc chuyển giao những dự án có lợi nhuận lớn.
Khi thực hiện việc
phát hiện va chạm, xung đột và phối hợp các bộ môn, thực hiện quá
trình kiểm tra bản vẽ và một quá trình so sánh kiểm tra mô hình, BIM
giúp đồng bộ những thay đổi trong bộ bản vẽ thi công và các mô hình
công trình khác. Vì vậy, bạn có thể loại bỏ các va chạm và xác định
các thông tin còn thiếu trước khi xây dựng.
BIM
chính là cách để giữ các dự án có lợi nhuận và đạt những thành công mới. Vì
vậy, các công ty cần tìm hiểu làm thế nào để áp dụng công nghệ mới ở mọi
giai đoạn của BIM, cho dù đó là các công việc mô hình hóa BIM, áp dụng cho mảng kiến trúc, tạo thư viện Families, phối hợp BIM hoặc việc phát hiện xung
đột, sẽ giúp dần kết hợp làm việc với các phòng ban khác được hiệu quả
hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét