BIM là gì?

BIM (Building Information Model) là quá trình tạo lập và sử dụng mô hình thông tin trong các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình.

  • Building: công trình
  • Information: thông tin
    • Hình học: các kích thước dài, rộng, cao, khoảng cách giữa các cấu kiện công trình như dầm, cột, sàn, cửa, cầu thang, mái…
    • Phi hình học: thông tin về đặc tính sản phẩm, thông số kỹ thuật, như chậu rửa Lavabo từ nhà cung cấp nào, model ra sao, giá bao nhiêu, website và description về sản phẩm…
  • Model: mô hình, cần sử dụng các BIM Tools để tạo lập các mô hình thông tin.


Tất cả các dữ liệu liên quan đến mô hình công trình đều được lưu trữ tại CDE (Common Data Environment), nên các thành phần tham gia xây dựng sẽ dùng dữ liệu này cho các giai đoạn từ thiết kế, thi công, hoàn công và giúp quản lý công trình tốt hơn (Facility Management). Một số trình quản lý CDE phổ biến hiện nay như BIM 360, Buzzsaw của hãng Autodesk, hoặc Trimble Connect của hãng Trimble.

Một số BIM Tools:

  • Kiến trúc: Revit, ArchiCad, Grasshopper 3D, Rhinoceros, Lumion…
  • Kết cấu: Revit, Tekla, Robot Structural Analysis, Bentley, Staad pro…
  • Cơ điện: Revit, Cadewa…
  • Phân tích năng lượng: Equest, Energy +, Ecotect, GBS, Vasari…
  • Quản lý dự án: Navisworks Manage (+iConstruct+Synchro), TeklaBimsight…
  • Dự toán: Vico, CostX…

Mục đích sử dụng mô hình công trình thông tin phục vụ công việc cho các bên liên quan là khác nhau, gồm:
  • Ứng dụng BIM cho chủ đầu tư (Owners) và quản lý cơ sở hạ tầng (Facility Managements)
  • Ứng dụng BIM cho kiến trúc sư (Architects) và kỹ sư công trình (Engineers)
  • Ứng dụng BIM cho nhà thầu (Contractors)
  • Ứng dụng BIM cho nhà thầu phụ (Subcontractors) và nhà chế tạo (Fabricators)


Trước khi triển khai BIM, các công ty cần chuẩn bị một số việc quan trọng và cơ bản như BIM Protocols, BIM Softwares, Components, Templates, Execution Plans... Dù thế nào, yếu tố chi phối lớn nhất đến hiệu quả công việc vẫn là con người, chúng ta cần con người (Human) để sử dụng công nghệ (Technology) và triển khai BIM theo đúng quy trình (Process).


Bạn đọc có thể tham khảo các bài viết khác về BIM trên blog này, tôi chỉ viết một vài ý chính giúp beginers có thể tiếp cận công nghệ mới sớm hơn.

About me

"Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường."

Revit Organization

  • Nhóm các đối tượng Datumn & Content:
  • Nhóm các đối tượng View & Management:


    Một số file mẫu tạo Family trong Revit

    Việc sử dụng đúng file mẫu tạo family giúp người dùng có thể quản lý các family một cách dễ dàng trong môi trường dự án. Đồng thời nếu ta hiểu và dùng đúng file sẽ giúp tạo family nhanh chóng và hiệu quả.
    Sau đây tôi sẽ liệt kê một số kiểu file mẫu tạo Family thường dùng:

    Metric Baluster.rft
    Tạo các thanh đứng lan can
    Metric Baluster-Panel.rft
    Tạo các tấm Panel lan can (xen kẽ với các thanh đứng)
    Metric Baluster-Post.rft
    Tạo các trụ của lan can ở 2 đầu và góc
    Metric Casework wall based.rft
    Tạo các đồ vật (tủ, chạn…) gắn vào tường
    Metric Column.rft
    Tạo cột kiến trúc
    Metric Curtain Panel Pattern Based.rft
    Tạo các dạng bề mặt của hệ lưới trong Massing
    Metric Curtain Wall Based.rft
    Tạo modul profile cho curtain wall
    Metric Detail Item line based.rft
    Tạo chuỗi chi tiết theo 1 đoạn thẳng được vẽ ra
    Metric Detail Item.rft
    Tạo chi tiết (ký hiệu mái ngói trên mặt cắt, chi tiết cắt đố, gờ…)
    Metric Door-Curtain Wall.rft
    Tạo cửa đi trong vách kính
    Metric Door.rft
    Tạo cửa đi thường
    Metric Entourage.rft
    Tạo người, cây cối, xe cộ
    Metric Furniture.rft
    Tạo đồ nội thất
    Metric Generic Model  floor faced.rft
    Tạo đối tượng bất kỳ chỉ gắn lên sàn
    Metric Generic Model  wall faced.rft
    Tạo đối tượng bất kỳ chỉ gắn lên tường
    Metric Generic Model.rft
    Tạo đối tượng bất kỳ
    Metric Lighting Fixture ceiling based.rft
    Tạo đèn chỉ gắn vào tường
    Metric Mechanical Equipment.rft
    Tạo các trang thiết bị điện
    Metric Parking.rft
    Tạo nơi đỗ xe
    Metric Planting.rft
    Tạo cây cối
    Metric Plumbing Fixture.rft
    Tạo hệ thống ống nước
    Metric Profile.rft
    Tạo các biên dạng 2D
    Metric Profile Mullion.rft
    Tạo biên dạng cho đố cửa
    Metric Profile Rail.rft
    Tạo biên dạng cho tay vịn lan can
    Metric Profile-Stair Noising.rft
    Tạo biên dạng cho mũi bậc
    Metric Rebar Shape Template.rft
    Tạo các loại hình dạng thép
    Metric Structure Column.rft
    Tạo cột kết cấu
    Metric Structural Foundation.rft
    Tạo móng kết cấu
    Metric Structural Framing-Beams and Braces.rft
    Tạo dầm, giằng kết cấu
    Metric Structural Truss.rft
    Tạo dàn kết cấu
    Metric Window-Curtain Wall.rft
    Tạo cửa sổ cho vách kính
    Metric Window.rft
    Tạo cửa sổ thường

    LOD Classification trong BIM

    -Level of Development Specification for Buiding Information Models-

    Là một tài liệu tham khảo giúp các đơn vị liên quan trong ngành công nghiệp xây dựng (AEC Industry) xác định rõ mức độ tạo lập mô hình thông tin công trình (BIM models) ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình thiết kế và xây dựng.


    • LOD 100: trong giai đoạn kiểm soát xung đột (Clash Detection)
    • LOD 200: trong giai đoạn kiểm soát khối lượng (Quantity Take-off)
    • LOD 300: trong giai đoạn mô phỏng xây dựng (Construction Simulation)
    • LOD 400: trong giai đoạn quản lý cơ sở hạ tầng (Facility Management)
    • LOD 500: trong giai đoạn thể hiện bản vẽ thi công (Shop Drawing)

    Cấu hình máy tính tối thiểu cho Revit


    Cấu hình máy tối thiểu cho Revit 2017

      • Windows 7 SP1 64bit, Win 8.1 64bit, Win 10 64bit
      • Single- or multi-core Intel® Pentium®, Intel® Xeon®, or i-Series processor or AMD
      • 4G RAM (đối với các mô hình Revit khoảng từ 100Mb trở lên)
      • 5GB ổ đĩa trống
      • Internet Explorer 7.0 trở lên

      Cấu hình máy tối thiểu cho Revit 2015, 2016

        • Windows 7 SP1 64bit, Win 8.0, 8.1 64bit
        • Single- or multi-core Intel® Pentium®, Intel® Xeon®, or i-Series processor or AMD
        • 4G RAM (đối với các mô hình Revit khoảng từ 100Mb trở lên), 2G RAM vẫn có thể cài Revit và chạy với mô hình nhỏ.
        • 5GB ổ đĩa trống
        • Internet Explorer 7.0 trở lên

        Cấu hình máy tối thiểu cho Revit 2014

        • Windows 7 32bit
        • Single- or multi-core Intel® Pentium®, Intel® Xeon®, or i-Series processor or AMD
        • 4G RAM (đối với các mô hình Revit khoảng từ 100Mb trở lên), 2G RAM vẫn có thể cài Revit và chạy với mô hình nhỏ.
        • 5GB ổ đĩa trống
        • Internet Explorer 7.0 trở lên

        Cấu hình máy tối thiểu cho Revit 2013

        • Windows 7 32bit, WinXP SP2 trở lên
        • Single- or multi-core Intel® Pentium®, Intel® Xeon®, or i-Series processor or AMD
        • 4G RAM (đối với các mô hình Revit khoảng từ 100Mb trở lên), 2G RAM vẫn có thể cài Revit và chạy với mô hình nhỏ.
        • 5GB ổ đĩa trống
        • Internet Explorer 7.0 trở lên

        Cấu hình máy tối thiểu cho Revit 2011, 2012

        • Windows 7 32bit, Vista 32bit (SP2 trở lên), WinXP SP2 trở lên
        • Với Win7 và Vista: Intel® Pentium® 4 or AMD Athlon™ dual core processor, với WinXP: Intel Pentium 4 or AMD Athlon dual core, 1.6 GHz trở lên
        • 3G RAM( 1G RAM vẫn có thể cài Revit và chạy với mô hình nhỏ, render vừa).
        • 5GB ổ đĩa trống
        • Internet Explorer 7.0 trở lên

        Cấu hình máy tối thiểu cho Revit 2010

        • Vista 32bit (SP1 trở lên), WinXP SP1, SP2 trở lên
        • Intel® Pentium® 4 1.4 GHz
        • 3G RAM( 1G RAM vẫn có thể cài Revit và chạy với mô hình nhỏ, render vừa).
        • 5GB ổ đĩa trống
        • Internet Explorer 6.0

        Bộ phần mềm Building Design Suit Ultimate

        • AutoCAD, AutoCAD Architecture, AutoCAD MEP
        • Autodesk Showcase, AutoCAD Raster Design, Autodesk ReCap
        • Autodesk Revit
        • Autodesk 3ds Max
        • Autodesk Navisworks Simulate, Naviswork Manage
        • Autodesk Inventor
        • Autodesk Robot Structural Analysis Professional

        Các dịch vụ Subscription

        • A360
        • Rendering in A360
        • Remote
        • Autodesk Green Building Studio
        • Energy Analysis for Autodesk Revit
        • Structural Analysis for Autodesk Revit
        • Lighting Analysis for Autodesk Revit
        • Autodesk InfraWorks 360 LT

        BIM Manager là gì?


        Sự ra đời của BIM đã mang lại sự thay đổi to lớn trong ngành công nghiệp xây dựng và thực hiện các dự án lớn. Công nghệ mới này cũng sẽ mở ra một cơ hội tuyệt vời đối với BIM Manager (nhà quản lý BIM) và tưởng tượng rằng họ cần phải giành thắng lợi trong kinh doanh mới và thực hiện các dự án thành công, đem lại lợi nhuận chung cho doanh nghiệp. 

        Để có được những kết quả tối đa của BIM, các nhà quản lý BIM cần phải nhận thức tầm quan trọng của họ như là các vị trí tiền vệ. Họ cần phải biết làm thế nào và khi nào thì áp dụng quy trình làm việc BIM cho dự án khác nhau của công ty.

        Là một thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu thực hiện BIM, BIM Manager đại diện cho tính lịch sử và tương lai của công ty. BIM là một quá trình trích xuất mô hình 3D trực quan, quản lý dự án, chi tiết chế tạo, quản lý tòa nhà, bảng kê khối lượng và tạo lập các bản vẽ 2D từ mô hình 3D. Việc áp dụng hiệu quả công nghệ BIM phụ thuộc vào năng lực cốt lõi và chuyên môn của BIM Manager.

        Tại Việt Nam, việc áp dụng công nghệ BIM vẫn còn chưa triệt để và chưa đem lại hiệu quả tối đa cho các công ty xây dựng. Các nhà tư vấn, nhà thầu và các nhà quản lý sử dụng BIM một cách rời rạc, thông tin công trình của mô hình BIM không được tận dụng và kết quả là không thấy sự vượt trội so với quy trình làm việc truyền thống. Cụ thể hơn, đối với một đơn vị tư vấn thiết kế, mô hình BIM được xây dựng không đồng nhất, chưa có quy trình làm việc cụ thể, chưa có các bộ thư viện, bộ hướng dẫn thực thi theo tiêu chuẩn. Các văn phòng thiết kế kiến trúc, kết cấu và cơ điện gặp rất nhiều vấn đề trong việc phối kết hợp làm việc trên mô hình BIM và mô hình này không được dùng để quản lý thiết kế từ văn phòng cho tới công trường thực. Chính vì những khó khăn đó mà các đơn vị rất cần những người quản lý BIM chuyên nghiệp (BIM Manager), để đưa ra các quy trình làm việc, các kế hoạch thực hiện và áp dụng công nghệ BIM theo cách tối ưu nhất.

        Vai trò và trách nhiệm của một BIM Manager:

        • Đưa ra các mục tiêu liên quan đến việc thực hiện BIM cho công ty
        • Nghiên cứu về những ưu điểm của BIM đối với ngành công nghiệp xây dựng
        • Hợp lý hóa và mở rộng quy trình làm việc (BIM workflows) cho công ty
        • Đưa ra tài liệu thực thi BIM (BIM Implementation) 
        • Đào tạo và nuôi dưỡng đội ngũ nhân viên làm BIM (BIM teams) cho công ty
        • Áp đặt các kế hoạch thực thi BIM (BIM Execution Plan)

        Kiểm soát mô hình BIM, điều phối mô hình BIM, sáng tạo nội dung, dựng mô hình BIM, sản xuất các bản vẽ, đó không phải là phần nhiệm vụ của BIM Manager, điều này vẫn khó để chấp nhận trong ngành xây dựng. Hiện nay, BIM Manager của nhiều công ty đang tham gia vào các quá trình cơ bản của việc dựng mô hình 3D và sản xuất bản vẽ, cho đến việc thực thi và lập kế hoạch BIM. Điều này cuối cùng đã làm tăng khối lượng công việc cho BIM Manager, dẫn đến việc giảm hiệu suất và như một thất bại của việc áp dụng BIM.

        Hiện nay, BIM là một phần không thể thiếu đối với nhiều tổ chức xây dựng, BIM Manager với hiểu biết sâu sắc về yêu cầu của chủ đầu tư, đã đạt được những kết quả mong đợi. Nỗ lực của một nhà quản lý BIM có thể giúp tăng cường mối quan hệ của công ty với các chủ đầu tư và sẽ dẫn đến việc chuyển giao những dự án có lợi nhuận lớn.

        Khi thực hiện việc phát hiện va chạm, xung đột và phối hợp các bộ môn, thực hiện quá trình kiểm tra bản vẽ và một quá trình so sánh kiểm tra mô hình, BIM giúp đồng bộ những thay đổi trong bộ bản vẽ thi công và các mô hình công trình khác. Vì vậy, bạn có thể loại bỏ các va chạm và xác định các thông tin còn thiếu trước khi xây dựng.

        BIM chính là cách để giữ các dự án có lợi nhuận và đạt những thành công mới. Vì vậy, các công ty cần tìm hiểu làm thế nào để áp dụng công nghệ mới ở mọi giai đoạn của BIM, cho dù đó là các công việc mô hình hóa BIM, áp dụng cho mảng kiến trúc, tạo thư viện Families, phối hợp BIM hoặc việc phát hiện xung đột, sẽ giúp dần kết hợp làm việc với các phòng ban khác được hiệu quả hơn.

        Những lưu ý khi triển khai dự án bằng Revit


        -Best practices before starting a Revit project-

        Đối với các dự án mà công ty có ý định triển khai bằng phần mềm Revit, các yêu cầu chính cần phải được chuẩn bị và làm rõ.

        Sau đây tôi sẽ liệt kê một số đầu mục giúp các đơn vị thiết kế có thể ứng dụng công nghệ BIM một cách dễ dàng hơn:

        • Project Folder/File Structure:
          • Server: file trung tâm (central file), file từ các đơn vị tư vấn (consultant's files), một số file liên quan đến dự án (project-specific families, các file CAD reference drawings...
          • User's machine: lưu tại các máy tính cá nhân
        • Thông tin công trình: Project Base Point, Location (Sun, Shadow), True North, Level & Grid...
        • Tổ chức mô hình (Model Organization): 
          • Workset: nếu thực sự cần thiết
          • Định nghĩa các phân đoạn (Phases)
          • Tổ chức trình duyệt Project Browser
          • Tạo các biến dùng chung (Shared Parameters)
          • Tạo các file Key Note
        • Khung nhìn mô hình (Model View): 
          • Quản lý các khung nhìn 2D, 3D
          • Các khung nhìn chi tiết Drafting Views
        • Bảo trì File (File Maintenance):
          • Tạo các bản sao lưu từ file trung tâm
          • Review quá trình kết hợp các file
          • Loại bỏ các View thừa
          • Purge các đối tượng không sử dụng
          • Lưu ý tạo file độc lập Detach from Central File, sau này gặp sự cố thì ta có thể thiết lập lại file trung tâm.

        Hy vọng các bạn sẽ có những hướng triển khai hiệu quả hơn với phần mềm Revit, vì sử dụng phần mềm Revit không đơn thuần là mô hình 3D.